,

Năng lượng - Môi trường

Sẽ sớm có giải pháp cho nguồn điện

Tại cuộc họp trực tuyến mới đây giữa Chính phủ với các địa phương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh yêu cầu bảo đảm nguồn cung điện và vấn đề này cần lo ngay từ bây giờ chứ không để đến năm 2022-2023.

Ngày 5/7/2019, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 5921/VPCP-CN truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng về việc cung cấp điện. Theo đó, yêu cầu Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có biện pháp bảo đảm cung ứng điện, không để xảy ra tình trạng thiếu điện, cắt điện trong thời gian tới. Yêu cầu các doanh nghiệp cung ứng nhiên liệu (than, khí) phải bảo đảm cho sản xuất điện.

Trên thực tế, trước những diễn biến bất thường của thời tiết, nhu cầu sử dụng điện tăng cao, công suất tiêu thụ đầu nguồn đã gần đạt mức tới hạn. EVN đã phải huy động nhiệt điện dầu (giá cao) để đáp ứng cho nhu cầu phụ tải. Bộ Công Thương cũng đang ráo riết tìm cách tháo gỡ khó khăn cho các dự án nguồn và lưới điện (giải phóng mặt bằng, giải tỏa công suất cho nhà máy điện mặt trời…); chỉ đạo thực hiện kiểm soát nhu cầu phụ tải; tăng cường tiết kiệm điện; xây dựng cơ chế khuyến khích đầu tư; cơ chế, thủ tục mua bán điện từ các nước láng giềng...

Báo cáo mới đây về tình hình thực hiện các dự án điện trong quy hoạch điện VII điều chỉnh, Bộ Công Thương cho biết, cả giai đoạn 2016-2030 có tổng cộng 116 dự án nguồn điện đưa vào vận hành, trong đó có 43 dự án thủy điện, 57 dự án nhiệt điện, 11 dự án năng lượng tái tạo, 3 dự án thủy điện tích năng và 2 dự án điện hạt nhân.

Thêm vào đó, công tác thu xếp vốn đầu tư cũng gặp khó khăn do Chính phủ tạm dừng chủ trương bảo lãnh vay vốn; các nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài, thậm chí cả vốn vay thương mại trong nước cho các dự án điện rất hạn chế vì thủ tục ngày càng khắt khe… Vấn đề phát triển nguồn và lưới điện hiện nay liên quan đến nhiều cơ quan, đơn vị từ Trung ương đến địa phương, do đó để bảo đảm cung cấp điện cho phát triển kinh tế cần sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ, các bộ, ngành liên quan như ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư…

Đặc biệt, cần có cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn về huy động vốn; đền bù, giải phóng mặt bằng cũng như thực hiện các chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, quản lý nhu cầu điện, điều chỉnh phụ tải.

congthuong.vn

Tin cùng chuyên mục